Quillbot

Sáng 5/10, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho biết đây là mẫu phân của hai anh em ruột, quố park hae-jin

【park hae-jin】Tìm thấy khuẩn salmonella trong bệnh phẩm trẻ ngộ độc sau tiệc trung thu

Sáng 5/10,ìmthấykhuẩnsalmonellatrongbệnhphẩmtrẻngộđộcsautiệpark hae-jin Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho biết đây là mẫu phân của hai anh em ruột, quốc tịch Nga, sinh sống tại chung cư trên. Cả hai tham gia chương trình trung thu tối 29/9, ăn nhiều loại thức ăn trong buổi tiệc, đến phòng khám tư khám vào ngày 1/10 khi xuất hiện triệu chứng sốt, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy,

Trong đó, bé trai 6 tuổi đau bụng, tiêu chảy, được chẩn đoán viêm dạ dày ruột, nghi ngờ viêm ruột trực khuẩn, chỉ định truyền dịch. Bé trai 12 tuổi cũng có các triệu chứng trên nhưng nhiều hơn, sốt, xét nghiệm máu có bạch cầu tăng cao, kết quả siêu âm bụng chẩn đoán viêm ruột.

Mẫu phân của cả hai bé được xét nghiệm PCR, kết quả nhiễm Salmonella spp. Hiện, sức khỏe của hai bé phục hồi.

Xét nghiệm được phòng khám tư trên thực hiện nhằm tìm kiếm tác nhân gây ngộ độc cho hai bệnh nhi để có hướng điều trị. Kết quả này chưa đủ cơ sở để Sở Y tế TP HCM kết luận nguyên nhân gây ngộ độc cho khoảng 50 người ăn bánh đêm trung thu, đang chờ kết quả phân lập vi khuẩn các mẫu bệnh phẩm liên quan.

Salmonella là độc tố có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, lây lan từ ruột vào máu và các cơ quan khác trong cơ thể. Dấu hiệu khởi phát khi nhiễm khuẩn độc là người nôn nao, buồn nôn, nôn, đau bụng và đi ngoài phân lỏng. Một số trường hợp bị nhức đầu, đau đầu, mất ngủ, phát ban. Nếu không bù nước kịp thời, người bệnh mất nước, giảm huyết áp, tụt huyết áp, suy đa cơ quan, thậm chí tử vong.

Khuẩn Salmonella là thủ phạm khiến hàng trăm học sinh ở Nha Trang ngộ độc thực phẩm, trong đó một bé tử vong, hồi năm ngoái. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn cầu, trong đó có nhiều vụ ngộ độc quy mô lớn, theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Ảnh: biomerieux

Khuẩn Salmonella spp. Ảnh: biomerieux

Hôm qua, các chuyên gia ngành y tế TP HCM họp khẩn, nhận định có thể bánh su kem bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân khiến khoảng 50 người bị ngộ độc, trong đó nhiều người nhập viện sau sự kiện mừng trung thu. Riêng bé gái 6 tuổi là con của một nhân viên phục vụ tại chung cư, nôn ói, tiêu chảy, diễn tiến nặng, đã tử vong. Mẹ và anh trai của bé cũng cùng ăn bánh, sau đó nôn ói, tiêu chảy, tình trạng nhẹ hơn không cần nhập viện.

Bánh su kem được sản xuất tại cơ sở ở quận Tân Phú, cửa hàng bán bánh tại quận Bình Thạnh. Cả hai nơi này đều có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 230 phần bánh được giao đến chung cư sáng 29/9, bọc nilon từng cái rồi cho vào hộp giấy, bảo quản tủ lạnh và phát trong sự kiện trung thu tối cùng ngày.

Bác sĩ Bạch Văn Cam, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi đồng 1, kinh nghiệm hàng chục năm trong công tác cấp cứu ngộ độc hàng loạt ở trẻ em, cho biết có hai nhóm tác nhân thường gặp gây ra ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sớm trước 6 giờ (sau khi ăn) thường là do độc tố enterotoxin của khuẩn tụ cầu. Các triệu chứng xuất hiện muộn thường do cơ thể bị nhiễm khuẩn do tác nhân salmonella spp gây ra.

Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ việc.

Lê Phương

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap